Tư liệu ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1930 - 1945

Thư kính cáo đồng bào do đồng chí Nguyễn Ái Quốc viết gửi các tầng lớp nhân dân cả nước (06-06-1941)
Tấm thẻ Hồ Chi Minh dùng để dự Hội nghị các đại biểu cách mạng hải ngoại tại Liễu Châu, Trung Quốc (3-1944)
Ru-lô, Mã số và Bàn đá in Báo ''Việt Nam Độc Lập'' (1941)
Nhóm tượng đồng Chủ tịch Hồ Chí Minh với đại diện các bộ và nhân dân Hà Quảng, Cao Bằng
Nhà của ông Hứa Gia Khởi, làng Nặm Quang (Trung Quốc), nơi đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã ở trong thời gian mở lớp huấn luyện chính trị cho các cán bộ Việt Nam (12-1940)
Nhà cụ Dương Văn Đình, nơi đồng chí Nguyễn Ái Quốc thường đi lại tiếp xúc với quần chúng tuyên truyền Cách mạng tại Pác Bó (1941-1945)
Một số tài liệu tuyên truyền cách mạng
Lịch sử Đảng Cộng sản Nga, đồng chí Nguyễn Ái Quốc dịch sang tiếng Việt (1941-1945)
Lá cờ đã được dùng trong Hội nghị Trung ương Đảng Lần thứ VIII, đồng chí Nguyễn Ái Quốc mang từ nước ngoài về (1941)
Chiếc valy mây đựng tài liệu, đồng chí Nguyễn Ái Quốc mang từ nước ngoài về nước (1941)
Nhân dân các dân tộc Cao Bằng tổ chức biểu tình đón ông Gôđa lên Cao Bằng để đưa bản ''Dân nguyện" cho ông tại km8 (02-1937)
Bộ quần áo tang nhân dân Pác Bó mặc làm lễ truy điệu bên bờ suối Lênin khi Bác Hồ đi xa
Tượng Các Mác trong hang Cốc Bó
Nền nhà của ông Lý Quốc Súng – nơi đồng chí Nguyễn Ái Quốc ở và làm việc trong những ngày đầu về nước (28-01 đến 07-02 năm 1941)
Toàn cảnh hang Cốc Bó
Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích lịch sử Pác Bó tại xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng
Địa điểm cây ổi nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh thường hái lá để đun nước uống, năm 1941
Lán Khuổi Nặm - nơi đồng chí Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VII (5-1941)
Hang Diêm Tiêu - nơi cất dấu tài liệu bí mật của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1941-1945)
Bộ trang phục do gia đình luật sư Lôdơbi (Loseby) chuẩn bị cho Nguyễn Ái Quốc cải trang để rời Hồng Kông năm 1933
Mít tinh quần chúng ngày 1/5/1938 tại Khu Đấu xảo Hà Nội (nay là Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị)
Ngục Victoria, nơi giam giữ Nguyễn Ái Quốc thời gian Người bị bắt ở Hồng Kông (1931-1933)
Xô Viết – Nghệ Tĩnh, cao trào cách mạng do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo năm 1930-1931
Bút tích trang cuối báo cáo của Nguyễn Ái Quốc gửi Quốc tế Cộng sản (18/2/1930)
Nguyễn Ái Quốc năm 1933
Lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (trích đoạn). Bút tích bản tiếng Anh
Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930
Nguyễn Ái Quốc năm 1930
Và ở Sài Gòn
Hình ảnh những ngày tháng Tám lịch sử ở Hà Nội
Thư của Nguyễn Ái Quốc gửi đồng bào cả nước được truyền đi khắp nơi trước ngày Tổng khởi nghĩa Tháng Tám (1945)
Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1945
Lán Nà Lừa, thôn Tân Lập, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc trong những ngày Hội nghị toàn quốc của Đảng và Quốc dân Đại hội (1945)
Đình Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, nơi diễn ra Quốc dân Đại hội do Việt Minh triệu tập tháng 8 năm 1945, quyết định Tổng khởi nghĩa, bầu ra Ủy ban dân tộc giải phóng do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch
Một đơn vị giải phóng quân làm lễ xuất phát từ cây đa Tân Trào về giải phóng Thái Nguyên (16/8/1945)
Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
Bức thư của Người gửi đồng bào cả nước, ký tên là Nguyễn Ái Quốc, được truyền đi khắp nơi trước cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám thành công
Ngày 16/8/1945, Quốc dân Đại hội do Mặt trận Việt Minh triệu tập ở đình Tân Trào (tỉnh Tuyên Quang) quyết định tổng khởi nghĩa và bầu ra Ủy ban giải phóng dân tộc (tức Chính phủ tạm thời) do Người làm Chủ tịch
Hồ Chủ tịch đã ở lán này trong những ngày Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 8 họp (tháng 5/1941), quyết định thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (Mặt trận Việt Minh) lãnh đạo nhân dân cả nước thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc